Xuất bản thông tin

null DI TÍCH ĐỀN THẦN VISHNU GÒ THÁP MƯỜI

Gò Tháp Mười Gò Tháp Mười

DI TÍCH ĐỀN THẦN VISHNU GÒ THÁP MƯỜI

Gò Tháp Mười là gò lớn và cao nhất so với các gò trong Khu di tích Gò Tháp. Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa qua các thời kỳ khác nhau.

Trong lòng gò, các nhà khảo cổ học đã khai quật tìm thấy một số hiện vật, đặc biệt là hai pho tượng thần Vishnu đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Hai pho tượng đã được làm bản sao trưng bày tại vị trí phát hiện trong di tích. Trải qua các lần khai quật, các nhà khảo cổ học đã xác định di tích kiến trúc này là đền thần Vishnu, thuộc nền văn hóa Óc Eo được xây dựng từ thế kỷ thứ II.

Bên cạnh đó, trước đây trên gò có một ngôi chùa cổ có tên gọi là Tháp Cổ Tự, do người Việt đến khai hoang vùng đất này dựng lên. Đến năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm cho di dời ngôi chùa về phía bắc (khoảng 200m) và xây dựng tại đây một “Viễn Vọng Đài” cao 36m, còn gọi là Tháp Mười Tầng để quan sát và khống chế mọi hoạt động của Cách Mạng. Năm 1960 ,Viễn Vọng Đài đã bị lực lượng đặc công của Tiểu đoàn 502 đánh sập. Hiện tại, phế tích của Viễn vọng đài còn nằm ngỗng ngang trên bề mặt gò.

Trên gò Tháp Mười còn có nhiều cây cổ thụ, trong đó thì cây Trôm đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vinh danh là cây Di sản Việt Nam.

        Năm 2002, di tích phát lộ trong đợt khai quật năm 1998 được xây dựng mái che bảo quản, phục vụ tham quan, nghiên cứu.